Cardano là gì?

Cardano là gì?

Cardano là gì?

Thời gian sáng lập và nhà sáng lập

Sau một cuộc huy động vốn (ICO), Cardano bắt đầu phát triển vào năm 2015. Sau hai năm nghiên cứu và phát triển, mạng lưới chính Cardano chính thức được ra mắt trên thị trường.

Cardano được thành lập bởi Charles Hoskinson, anh là một trong những nhà đồng sáng lập Ethereum. Trong quá trình xây dựng, Hoskinson đã nhìn thấy các phiên bản sớm của Ethereum vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nên quyết định rời dự án để xây dựng Cardano, một mạng lưới hoàn chỉnh hơn cho các ứng dụng phi tập trung (dApps) 

Cardano là gì?

Giống như Ethereum, Cardano là một nền tảng phi tập trung được xây dựng cho việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung (decentralized applications – DApps), Defi (tài chính phi tập trung) và các hợp đồng thông minh (smart contracts). Cardano hoạt động trên cơ chế Proof-of-stake (PoS ngay từ đầu, và sử dụng ADA làm tiền điện tử của mạng blockchain PoS. 

Cardano được xây dựng để giải quyết 3 vấn đề (1) Khả năng mở rộng (2) Khả năng tương tác (3) Tính bền vững

Khả năng mở rộng – Scalability

Để trở thành một đồng tiền phổ biến được lưu thông trên toàn thế giới thì đồng coin đó buộc phải có khả năng mở rộng. 

Vấn đề của đa số những hệ thống tiền điện tử trước

Vấn đề đầu tiên là thời gian 

Hệ thống Bitcoin và Ethereum phiên bản trước 2022 sử dụng cơ chế Proof-of-work (PoW), dẫn đến việc hạn chế trong việc mở rộng mạng lưới. Ví dụ, Bitcoin giới hạn 1 block trong 10 phút và số lượng giao dịch cũng bị giới hạn. Các bạn có thể tưởng tượng toàn cầu này khi sử dụng blockchain giao dịch thì sẽ dẫn đến tình trạng bị ứ đọng, với khối lượng giao dịch khổng lồ thì hệ thống sẽ không thể mở rộng kịp. 

Vấn đề thứ hai là năng lượng 

Với Bitcoin, các thợ đào phải làm việc cật lực để giải mã các bài toán và tìm ra các hàm băm, dẫn đến việc thất thoát một lượng lớn năng lượng tiêu thu. Theo một nghiên cứu mình đọc được năm 2021, đào Bitcoin tiêu thụ 0,5% điện trên toàn cầu hàng năm và gấp 7 lần tổng lượng điện Google sử dụng. Mà nếu Bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số chiếm một phần rất nhỏ trong hệ thống tài chính toàn cầu, không giải quyết được những vấn đề về mở rộng thì làm sao có thể trở thành một trong những đồng tiền chính lưu thông toàn cầu đúng không các bạn?

Vấn đề thứ ba là băng thông (bandwidth) 

Mọi giao dịch của Bitcoin đều được ghi nhận và cập nhật trên một lượng lớn hệ thống máy tính. Nếu Bitcoin trở thành đồng tiền kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới thì mỗi máy tính phải chứa được lượng thông tin về giao dịch khổng lồ, dấy lên vấn đề về băng thông.

Cardano giải quyết vấn đề bằng cách nào?

Vấn đề về thời gian giao dịch

Cardano hoạt động trên cơ chế Proof-of-stake (PoS), thực hiện chia nhỏ chuỗi các khối thành các epoch có thể hoạt động song song với nhau. Mỗi epoch chia nhỏ khối thành từng khung thời gian khác nhau để đảm bảo giao dịch được đồng thuận và được đẩy lên block nhanh nhất.

Mỗi khung thời gian được ấn định một thợ đào, gọi là slot leader. Thợ đào có nhiệm vụ tạo block mới và chứng thực các giao dịch này trên hệ thống protocol là Ouroboros. Nếu như slot leader làm không đúng, không hiệu quả, chậm giờ thì họ sẽ bị loại và chờ lần tiếp theo được ứng cử trở thành thợ đào. Với mỗi block hoàn thành, slot leader sẽ nhận được tiền thưởng, đó là đồng ADA. 

Bạn có thể thấy là nhờ vào cơ chế Proof-of-stake (PoS), nhiều epoch hoạt động song song với nhau đã giúp đảm nhận được khối lượng giao dịch khổng lồ, và thời gian xử lý giao dịch một cách nhanh nhất. 

Không chỉ linh hoạt, mình cũng cần xét đến tính bảo mật của dự án nữa. Trên Ouroboros – một thuật toán của Cardano, họ đảm bảo rằng việc sử dụng cơ chế Proof-of-stake (PoS) giúp hệ thống của họ an toàn, bảo mật, và tránh được những cuộc tấn công. Để tấn công được hệ thống, bạn phải sở hữu 51% tổng stake của dự án Cardano, mà để tập hợp được tất cả những slot leader trong một thời điểm và chiếm hơn 51% stake là một điều khá bất khả thi. 

Vấn đề về băng thông (bandwidth)

Thông qua hệ thống kỹ thuật nó gọi là RINA (Recursive InterNetwork Architecture), Cardano chia nhỏ mạng lưới thành nhiều subnetwork, và các subnetwork này có thể tương tác với nhau nếu cần. Về vấn đề lưu trữ số lượng giao dịch khổng lồ trong tương lai, Cardano quyết định giải quyết vấn đề này qua ba yếu tố: nén, phân vùng và pruning.

Khả năng tương tác – Interoperability

Sự tương tác giữa các đồng crypto đang có trên thị trường. 

Hiện nay, các đồng coin đều chạy riêng lẻ trên các nền tảng độc lập mà không có câu nối với nhau. Để thị trường crypto được phổ biến rộng rãi, chúng ta phải tìm cách để việc giao dịch qua lại giữa các đồng tiền đơn giản hơn và phải mang tính chất phi tập trung

Cardano đã nhìn ra được vấn đề và tham vọng trở thành Internet của crypto. Internet của crypto là trung tâm mà mọi người có thể giao tiếp, trao đổi các dự án với nhau, không giới hạn số lượng dự án. 

Sự giao thoa giữa hệ thống cryptocurrency và đơn vị tài chính truyền thống. 

Mục tiêu của các hệ thống blockchain, tiêu biểu là Bitcoin, là loại bỏ cái đơn vị trung gian như ngân hàng và các cái thể chế về tài chính. Trên các đơn vị tài chính truyền thống, muốn thực hiện giao dịch thì bạn phải làm rõ 3 nội dung: ai gửi tiền, gửi tiền cho ai, và gửi với mục đích gì. 

Bitcoin đã mã hóa nội dung trên và chuyển hóa thành một băm khó hiểu, vì vậy nên việc tra lại thông tin là bất khả thi. Trong khi đó, Cardano lại có tính năng cho phép người dùng tra cứu nội dung giao dịch, nếu người dùng chấp nhận chia sẻ, hiển thị thông tin giao dịch của mình.

Bước cải tiến này đã giúp dung hòa hệ thống tài chính truyền thống và sự tiến bộ của hệ thống cryptocurrency

Tính bền vững – Sustainability

Cardano’s Voltaire Era đã giới thiệu các hệ thống kho bạc (treasury systems) và bỏ phiếu phi tập trung (decentralized voting). Một phần nhỏ trong phí giao dịch của Cardano sẽ được trích ra và cho vào Treasury system. Bất kì developer nào có phát kiến hay để phát triển dự án Cardano, họ có thể nộp tài liệu lên hệ thống và được mọi người đánh giá chuyên môn. Nếu phát kiến có tính đóng góp tốt cho dự án, nhận được lượt bỏ phiếu cao thì người developer sẽ nhận được số tiền thưởng tương ứng, được trích từ hệ thống kho bạc của Cardano.

Cơ chế này đã giúp Cardano tạo ra một vòng tuần hoàn “tự cung tự cấp” bền vững. Cụ thể hơn là khi Cardano cải tiến dự án của mình hơn qua đóng góp từ cộng đồng → nhiều người tin tưởng và sử dụng đồng ADA để giao dịch → tiền quỹ trong Cardano’s Treasury ngày càng nhiều → khuyến khích nhiều developer khác đóng góp vào dự án. 

Cardano tin rằng đây cơ chế hoạt động bền vững hơn rất nhiều so với việc đi gọi vốn thông qua ICO.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *