Solana là gì?

Solana là gì?

Bài viết này sẽ là chia sẻ của mình về dự án Solana. Tại sao nó được ví là Ethereum Killer. 

Solana là gì?

Solana cũng tương tự như Ethereum, là một nền tảng blockchain mã nguồn mở phi tập trung. Mục đích là để cho các developer có thể vào và sử dụng, xây dựng các DApp. 

Nền tảng Ethereum đang có hai vấn đề lớn: thứ nhất đó là khả năng mở rộng (scale up), thứ hai là cái mức phí giao dịch. Vitalik Buterin đã từng chia sẻ “Nếu bạn muốn xây dựng DApp như Uber và Lyft trên nền tảng Ethereum không thể mở rộng được, bạn tiêu rồi. Ngừng ngay.”

Mặc dù hiện tại Ethereum đang sử dụng Proof of Work (PoW) và gần đây chuyển sang Proof of Stake (PoS), nhưng tốc độ giao dịch trung bình khoảng 30 giao dịch/ s và phí giao dịch là $1.64/ giao dịch (19/5/2023). Solana nhìn thấy được vấn đề này và tham vọng muốn thay thế nền tảng Ethereum. 

Solana định vị bản thân mình là một nền tảng blockchain Nhanh – rẻ – có khả năng mở rộng (Fast – Cheap – Scalable). Vậy Solona làm điều này bằng cách nào? Bằng 8 cải tiến kỹ thuật trong hệ thống của họ, nổi bật nhất là Proof of History (thuật toán giúp PoS thực hiện nhanh và hiệu quả hơn)

Solana là gì?

Proof of History (PoH) là gì?

Solona vẫn giữ cơ chế Proof of Stake (nơi nhiều máy tính tham gia vào mạng lưới và làm validator – người xác thực thông tin). Trong các validator sẽ chọn ngẫu nhiên một leader để tạo block. Leader được chọn bởi một thuật toán ngẫu nhiên, nhưng cũng phụ thuộc lớn vào số lượng token họ stake trong hệ thống

Người leader này sẽ tiến hành verify các giao dịch và tạo block. Sau đó, thông tin được gửi đến cho tất cả các validator trong mạng lưới để cùng vote đồng thuận việc tạo block và thông tin giao dịch là chính xác 

Sẽ phát sinh 2 vấn đề:

  1. Khi thông tin được gửi đến cho tất cả các validator, leader phải chờ mọi người seen và sign (xem và ký) dẫn đến khoảng thời gian bị pending khá lâu. Sau khi tất cả validator xác nhận xong thì leader mới có thể tạo một Block mới
  2. Từ đó dẫn đến vấn đề thứ hai: sau khi Block được tạo thì leader thứ hai mới có thể bắt đầu tạo một Block mới → lãng phí thời gian. 

PoH đã giải quyết vấn đề này bằng việc thêm dữ liệu về thời gian (Timestamp) ở từng giao dịch. Nó giúp các validator cùng một lúc xác nhận giao dịch, giảm thời gian chờ và giúp các leader chủ động khai thác Block mới mà không cần chờ Block cũ hoàn chỉnh. Tất cả đều nhờ vào thuật toán SHA 256.

Nhờ vào cơ chế của PoH, Solana đã có tốc độ giao dịch cực kỳ nhanh, với khả năng xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây. Nếu muốn nghiên cứu sâu hơn về kĩ thuật, bạn có thể đọc thêm bài viết này, hoặc tìm nghe bài nói của founder Solana trên youtube,  giải thích rất cụ thể về công nghệ của solona, đặc biệt là PoH.

So sánh Solana và Etherum 

Ưu điểm của Solana

Solana là gì?

Solana là gì?

– Kỹ thuật: ETH đang sử dụng PoS, SOL đang sử dụng PoS và PoH. 

– Phí giao dịch: ETH là $1.68, trong khi SOL có mức phí rất rẻ 

– Số lượng giao dịch mỗi giây: ETH chỉ có 11.2, trong khi SOL là 4760 

Tuy nhiên nếu xét tổng thể, Solona là một cái dự án sân sau, mới ra đời vào năm 2017 và thực tế vẫn trong quá trình hoàn thiện, cải tiến kỹ thuật. 

Ưu điểm của Etherum 

Solana là gì?

Solana là gì?

– Số lượng validator: SOL chỉ hơn 2 nghìn, trong khi ETH đã có hơn 535 nghìn 

– Số lượng DeFi TVL: SOL chỉ có 259 triệu, trong khi ETH đã có 28 tỷ

– Total NFT Sales Volume: ETH gấp 10 lần SOL

– Tổng vốn hóa thị trường (Total Market Cap): ETH đứng thứ 2 trên thị trường với trên 200 tỷ đô, SOL thuộc top 10 với hơn 8 tỷ đô

–  Về ngôn ngữ lập trình, Solona hiện đang sử dụng ngôn ngữ lập trình Rush, C+, C++, ETH thì dùng Solidity. Khi đọc các bài review, mình thất Rush có vẻ là ngôn ngữ lập trình được nhiều developer thích hơn. 

Dựa vào bảng phía dưới, có thể thấy rằng đa số các developer lựa chọn Ethereum giữa các dự án từ Bitcoin, Cardano, Tezos,… Cũng có thể thấy rõ ràng SOL là một dự án tiềm năng nhưng vẫn còn cách ETH một khoảng cách rất xa.

Solana là gì?

Tiềm năng Solana 

  • Các ứng dụng công nghệ của Solana vẫn chưa được hoàn thiện, vẫn ở trong state Beta 
  • Vể vấn đề bảo mật, Solana từng bị tấn công và down hệ thống. Nếu muốn trở thành một Ethereum tiếp theo, Solana chắc chắn phải khắc phục được điều này
  • Nếu muốn biết về độ bền vững của một dự án thì đầu tiên phải quan tâm đến người sáng lập của nó. Founder của Solana là anh Anatoly Yakovenko, người Ukraina, có thời gian học tập ở Mỹ và sau đó làm việc ở Qualcomm. Anh sau đó đã gom lại một nhóm người từng làm việc ở Qualcomm và phát triển dự án này. Có 2 video về anh mà bạn có thể tham khảo: (1) giải thích dự án Solana trong 1 phút, (2) chia sẻ cụ thể về PoH, những cải tiến về công nghệ của Solana. 
  • Gần đây giá của SOL tăng khá nóng, đồng thời phí giao dịch đã giảm xuống chỉ còn $0.0025 đô, và số lượng giao dịch xử lý đã tương đương với số lượng visa xử lý của công ty Visa.

Đây là toàn bộ chia sẻ của mình về dự án Solana và mình mong bạn đã học được nhiều kiến thức mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *