Mục lục
Algorand là gì?
Thời gian sáng lập và nhà sáng lập
Dự án được ra mắt vào tháng 6 năm 2019, thành lập bởi nhà khoa học máy tính chuyên về mật mã học và giáo sư MIT – Silvio Micali. Silvio đã từng nhận được nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đặc biệt là Giải thưởng Turing 2012 – được ví như giải Nobel trong lĩnh vực khoa học máy tính. Bạn có thể tìm hiểu thêm về bác cũng như dự án Algorand trên youtube nhé.
Mục đích ra đời
Algorand được xây dựng để giải quyết Blockchain Trilemma của việc đồng thời đạt được (1) tốc độ giao dịch, (2) tính bảo mật và (3) tính phi tập trung.
Với cơ chế đồng thuận Pure Proof-of-Stake (PPoS), Algorand được thiết kế để là một mạng tập trung vào thanh toán với các giao dịch nhanh chóng và tập trung mạnh vào việc đạt được sự hoàn tất gần như ngay lập tức – điều đó có nghĩa là xử lý hơn 1.000 giao dịch mỗi giây (TPS) và đạt được sự hoàn thành giao dịch trong vòng ít hơn 5 giây.
Cơ chế Staking của Algorand: Pure Proof of Stake
Nếu như BTC sử dụng cơ chế Proof-of-work, một node (máy tính) sẽ tiến hành giải một hàm rất khó để tạo được hàm băm chính xác. Vì vậy nên thời gian ước tính để đào coin trong 1 block là 10 phút. Một đồng coin khác là Cardano (ADA) sử dụng cơ chế Proof-of-Stake, leader đại diện slot sẽ xác thực từng Epoch, để tạo ra được block mới. Còn Algorand sử dụng cơ chế đồng thuận Pure Proof-of-Stake (PPoS), leader được chọn ngẫu nhiên trong các thành viên hiện đang sở hữu và giữ đồng Algo trong ví.
Một khối được tạo ra thông qua 2 bước: đề xuất và bình chọn. Nếu một người đang giữ ít nhất 1 đồng Algo trong ví online và có nguyện vọng tham gia vào quá trình này, họ sẽ được nhận 1 key, sử dụng xuyên suốt 2 bước trong quá trình.
Bước 1. Trong giai đoạn đề xuất, một nhà lãnh đạo sẽ được chọn ra ngẫu nhiên và chỉ họ mới biết mình được chọn, thông qua Hàm ngẫu nhiên có thể xác minh (Verifiable Random Function – VRF), hàm này cũng dựa trên việc nếu người nắm giữ Algo càng nhiều, thì có khả năng được chọn càng cao.
Bước 2. Hội đồng bình chọn cũng được chọn một cách ngẫu nhiên. Họ chịu trách nhiệm giám sát giao dịch, xét tính chính xác, trùng lặp, hay xem liệu block có gặp sự cố nào hay không. Nếu đa số đồng ý phê duyệt thì giao dịch sẽ được đồng thuận, block mới được tạo ra. Còn nếu đa số yêu cầu loại bỏ block thì người leader sẽ bị loại và giao dịch sẽ thất bại. Sau đó, quá trình bình chọn leader mới cũng như tạo block mới sẽ được bắt lại từ đầu.
Ưu điểm của cơ chế Pure Proof-of-Stake (PPoS):
– Nâng cao tính bảo mật: Vì các thợ đào được chọn ngẫu nhiên từ tất cả các chủ sở hữu token. Những người leader là đối tượng bị nhắm tới của những kẻ tấn công mạng lưới, khi không biết được danh tính của leader, thì tình trạng tấn công mạng lưới sẽ giảm thiểu
– Nhiều người có thể tham gia vào quá trình tạo khối: Khi tạo khối, người tham gia sẽ được nhận phần thưởng. Bên cạnh đó, quá trình đồng thuận giao dịch trong Algorand không cần hệ thống máy tính chuyên dụng hoặc sử dụng năng lượng cao như của Bitcoin, quá trình xác thực của Algorand đơn giản và dễ dàng hơn.
– Giao dịch nhanh hơn theo thời gian thực: chỉ mất khoảng 5 giây để xác nhận, chi phí giao dịch rẻ, trung bình ít hơn 0,001 đô la. So với thời gian xác nhận giao dịch trung bình của Ethereum là 15 giây và chi phí giao dịch dao động từ vài xu đến vài đô la, Algorand nhanh hơn và rẻ hơn.
Cấu trúc giao thức Algorand
Algorand có cấu trúc blockchain hai tầng độc đáo, giúp Algorand linh hoạt và xử lý được nhiều yêu cầu hơn.
Tầng 1: Xử lý các vấn đề cơ bản như giao dịch hoặc hợp đồng thông minh dễ giải quyết. Algorand dựa vào ngôn ngữ Transaction Execution Approval Language (TEAL), giúp đơn giản hóa các hợp đồng thông minh hoặc tạo ra một token mới. Tầng 1 của Algorand giúp loại bỏ các rủi ro về an ninh và đảm bảo các hoạt động ở tầng 1 không làm chậm hiệu suất xử lý giao dịch của blockchain.
Tầng 2: Xử lý các hợp đồng thông minh phức tạp hơn, yêu cầu thời gian thực thi lâu hơn hoặc truy cập dữ liệu ngoài chuỗi. Tầng 2 giúp cho các hoạt động được diễn ra liên tục, không bị tồn động, và tốc độ sản xuất khối không bị ảnh hưởng.
Một tính năng mình thấy khá hay ở tầng 2 là “co-chains”. Co-chains là các blockchain riêng tư được xây dựng trên giao thức Algorand.
Ví dụ một tổ chức muốn xây dựng một blockchain, tạo ra token riêng, bảo đảm được tính bảo mật, cũng như có thể chia sẻ thông tin với các thành viên của mình. Tuy nhiên, họ vẫn muốn liên lạc được với các co-chains khác, với các thông tin trên thế giới.
Algorand có thể giải quyết được vấn đề trên. Bằng cách này, những gì cần được giữ riêng tư vẫn được giữ nguyên, nhưng đồng thời, người dùng co-chain cũng có thể chuyển thông tin đến các blockchain khác trên toàn cầu.